24 tiết khí là gì, cách phân loại tiết khí tương ứng với 4 mùa trong năm? Tìm hiểu chi tiết thời gian, ý nghĩa và đặc điểm của từng tiết khí… Mỗi năm có 24 tiết khí tương ứng với bốn mùa xuân hạ thu đông. Vậy lịch tiết khí dùng để làm gì, phân loại ra sao? Bài viết dưới đây web xem lịch âm sẽ sẽ giải thích chi tiết thế nào là tiết khí cũng như ý nghĩa của từng tiết khí trong năm.
24 tiết khí thực chất là gì?
Tiết khí thực chất là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái đất khi quay xung quanh mặt trời. Mỗi điểm đặc biệt này cách đều nhau 15 độ. Cụ thể khi mặt trời ở các kinh độ: 0⁰, 15⁰, 30⁰, 45⁰, 60⁰, 75⁰, 90⁰, 105⁰, 120⁰, 135⁰, 150⁰, 165⁰, 180⁰, 195⁰, 210⁰, 225⁰, 240⁰, 255⁰, 270⁰, 285 ⁰, 300⁰, 315⁰, 330⁰, 345⁰ tương ứng với 24 tiết khí.
Phân loại 24 tiết khí
Người xưa thường dựa vào 4 tiêu chí để phân loại 24 tiết khí
Theo cách tính từ thời cổ đại, 24 tiết khí ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có 6 ngày tiết khí. Tuy nhiên, khi phân loại, người xưa dựa vào 4 tiêu chí như sau:
- 8 tiết khí biểu thị sự nóng lạnh thay đổi cho nhau gồm: Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí.
- 5 tiết khí biểu thị nhiệt độ thay đổi gồm: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
- 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước gồm: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
- 4 tiết khí biểu thị cho sự vật, hiện tượng gồm: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng.
Ý nghĩa 24 tiết khí
Tiết khí bắt nguồn từ tộc người Bách Việt, được các nước Phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… dùng lập lịch. Lịch tiết khí vừa gắn tháng với tuần trăng, vừa gắn năm với thời tiết. Nông nghiệp thường dùng lịch này để chỉ đạo sản xuất, canh tác theo thời tiết mỗi mùa. Bên cạnh đó, lịch 24 tiết khí cũng là sản phẩm văn hóa tinh thần được dân gian dày công đúc kết. Nhờ đó, mọi người có thể tham khảo được ngày tốt, ngày xấu.
Cách tính 24 tiết khí trong năm
Thời gian cụ thể và ý nghĩa riêng của mỗi tiết khí được giải thích như sau:
1/ Tiết khí mùa xuân
Tiết khí mùa xuân gồm những tiết khí nào?
- Tiết Lập xuân: Nghĩa là thời gian bắt đầu mùa xuân. Tiết khí này báo hiệu một năm mới đã đến, vạn vật vũ trụ bước vào chu kì tuần hoàn mới.
Tiết Lập xuân rơi vào ngày 04 hoặc ngày 05 tháng 02 dương Lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 315 độ.
- Tiết Vũ thủy: Là thời điểm mưa ẩm, mưa nhiều trong năm. Khoảng thời gian này, trời âm u nhiều mây, những cơn gió xuân cũng xuất hiện. Gió thường mang theo nhiều hơi ẩm dẫn đến hiện tượng nồm nhà, …
Tiết Vũ Thủy có thể rơi vào ngày 19/2 hoặc 20/2 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 330 độ.
- Tiết Kinh trập: Nghĩa là sâu bọ tỉnh dậy. Khi mùa xuân tới, cây cối đâm chồi nảy lộc, các loại côn trùng, sâu bọ cũng bắt đầu sinh sôi, nảy nở.
Tiết Kinh trập có thể rơi vào ngày 6/3 hoặc 7/3 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 345 độ.
- Tiết Xuân phân: Nghĩa là giữa xuân. Sau ngày này, vị trí Mặt trời chếch dần lên phía Bắc bán cầu. Ngày dài, đêm ngắn, thời tiết qua cái lạnh của mùa đông, bước vào thời gian nắng ấm.
Tiết Xuân phân có thể rơi vào ngày 21/3 hoặc 22/3 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 0 độ.
- Tiết Thanh minh: Nghĩa là thời tiết trong sáng, mọi người đi cúng thanh minh. Khí hậu ấm áp, mát mẻ, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Tiết Thanh minh có thể rơi vào ngày 4/4 hoặc 5/4 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 15 độ.
- Tiết Cốc vũ: Thời điểm của những trận mưa rào trút xuống. Đây là lúc báo hiệu thời tiết sắp chuyển sang mà hạ. Nhờ vào những trận mưa lớn mà vạn vật được sinh sôi, nảy nở, cây cỏ hoa màu đều tươi tốt.
Tiết Cốc vũ có thể rơi vào ngày 20/4 hoặc 21/4 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 30 độ.
2/ Tiết khí mùa hạ
Mùa hạ cũng gồm 6 tiết khí
- Tiết Lập hạ: Nghĩa là thời gian bắt đầu mùa hạ. Nhiệt độ tăng đáng kể, nắng nóng, mưa bão sấm chớp nhiều. Cây cối cũng nhờ vậy mà phát triển nhanh.
Tiết Lập hạ có thể rơi vào ngày 6/5 hoặc 7/5 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 45 độ.
- Tiết Tiểu mãn: Nghĩa là có lũ nhỏ. Thời điểm này có thể xảy ra nhiều trận mưa mùa hạ và đợt lũ nhỏ.
Tiết Tiểu mãn có thể rơi vào ngày 21/5 hoặc. 22/5 Mặt trời ở vị trí 60 độ.
- Tiết Mang chủng: Nghĩa là thời gian ngũ cốc hoa màu vào mùa. Thời tiết nóng bức, có mưa bất chợt, đôi khi còn có cả sấm sét. Lúc này, người ta cũng có thể nhìn thấy sao Tua rua mọc.
Tiết Mang chủng có thể rơi vào ngày 5/6 hoặc 6/6 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 75 độ.
- Tiết Hạ chí: Nghĩa là giữa mùa hạ. Thời tiết nóng nực oi bức, mặt trời chiếu sáng thời gian dài, đêm rất ngắn. Từ đó mà dân gian có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
Tiết Hạ chí có thể rơi vào ngày 21/6 hoặc 22/6 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 90 độ.
- Tiết Tiểu thử: Nghĩa là nắng nhẹ. Thời tiết khá nắng nóng nhưng chưa đạt đến mức nóng nhất.
Tiết Tiểu thử có thể rơi vào ngày 7/7 hoặc 8/7 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 105 độ.
- Tiết Đại thử: Nghĩa là nắng gắt. Đây là lúc khí hậu nắng gắt, oi bức cực kì khó chịu. Sau đó là sự xuất hiện của nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới.
Tiết Đại thử có thể rơi vào ngày 22/7 hoặc 23/7 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 120 độ.
3/ Tiết khí mùa thu
Tiết khí mùa thu có đặc điểm gì?
- Tiết Lập thu: Nghĩa là thời gian bắt đầu mùa thu. Trời dịu mát, chiều tối cảm nhận được không khí hơi se mát. Mọi người thường nhớ đến hương cốm và hoa cúc của mùa thu.
Tiết Lập thu có thể rơi vào ngày 7/8 hoặc 8/8 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 135 độ.
- Tiết Xử thử: Nghĩa là mưa ngâu. Nắng nóng càng lúc càng hết dần, khí hậu mát mẻ mùa thu rõ rệt hơn.
Tiết Xử thử có thể rơi vào ngày 23/8 hoặc 24/8 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 150 độ.
- Tiết Bạch lộ: Trời chuyển mát hẳn, ánh nắng mặt trời nhạt màu. Chiều tối đi ra đường còn thấy hơi lạnh và sương rơi về đêm.
Tiết Bạch lộ có thể rơi vào ngày 8/9 hoặc 9/9 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 165 độ.
- Tiết Thu phân: Nghĩa là thời gian giữa thu. Gần như không còn cảm nhận được nắng nóng, nhiều loại cây vào mùa thay lá, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.
Tiết Thu phân có thể rơi vào ngày 22/9 hoặc 23/9 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 180 độ.
- Tiết Hàn lộ: Nghĩa là thời tiết mát mẻ. Những nước ở nửa Bắc bán cầu như Việt Nam nhận được ít ánh nắng mặt trời, khí hậu lạnh và trời tối sớm.
Tiết Hàn lộ có thể rơi vào ngày 8/10 hoặc 9/10 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 195 độ.
- Tiết Sương giáng: Nghĩa là sương mù xuất hiện. Chiều tối, đêm và sáng sớm sương rơi nhiều, có cả sương muối gây hại cho việc trồng trọt canh tác hoa màu.
Tiết Sương giáng có thể rơi vào ngày 23/10 hoặc 24/10 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 210 độ.
4/ Tiết khí mùa đông
Tiết khí mùa đông kết thúc chu kỳ 24 tiết khí trong năm
- Tiết Lập đông: Nghĩa là thời điểm bắt đầu mùa đông. Xuất hiện những đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn về. Nhiệt độ xuống thấp, trời sáng muộn và tối sớm.
Tiết Lập đông có thể rơi vào ngày 7/11 hoặc 8/11 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 225 độ.
- Tiết Tiểu tuyết: Nghĩa là tuyết bắt đầu rơi nhưng ở lượng vừa phải. Tuy nhiên, Việt Nam không có tuyết nên có thể không thấy rõ tiết khí này như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc..
Tiết Tiểu tuyết có thể rơi vào ngày 22/11 hoặc 23/11 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 240 độ.
- Tiết Đại tuyết: Nghĩa là các trận mưa tuyết rất lớn. Nhiều đợt không khí lạnh với cường độ mạnh, các nước phương Bắc tuyết phủ kín khắp nơi. Ở Việt Nam một số tỉnh vùng núi phía Bắc đôi lúc cũng xảy ra hiện tượng băng giá.
Tiết Đại tuyết có thể rơi vào ngày 7/12 hoặc 8/12 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 255 độ.
- Tiết Đông chí: Nghĩa là thời gian giữa mùa đông. Những ngày này bình minh rất muộn, 6 -7 giờ còn chưa sáng rõ. Ngược lại hoàng hôn đến sớm, nhiệt độ cũng vì thế mà giảm nhanh.
Tiết Đông chí có thể vào ngày 21/12 hoặc 22/12 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 270 độ.
- Tiết Tiểu hàn: Nghĩa là rét vừa (tiểu là nhỏ, hàn là lạnh). Thời tiết có những đợt rét lạnh nhưng vẫn ở mức dễ chịu, cường độ không khí lạnh chưa đạt đến mức khắc nghiệt.
Tiết Tiểu hàn có thể vào ngày 5/1 hoặc 6/1 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 285 độ.
- Tiết Đại hàn: Nghĩa là trời rét gắt, rét cực độ. Khí hậu lạnh giá, trời rét căm căm đến thấu xương. Những người làm nông nghiệp phải lo che chắn chuồng trại, phủ kín hoa màu.
Đây là tiết khí cuối cùng, hoàn thành chu kỳ 24 tiết khí. Sau đó, một chu kì mới lại bắt đầu – đánh dấu bằng tiết Lập xuân.
Tiết Đại hàn có thể vào ngày 20/1 hoặc 21/1 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở vị trí 300 độ.
Nguồn: Internet
Để lại một bình luận