Ứng đụng 12 địa chi trong cách tính thời gian có ý nghĩa rất lớn với việc xem tử vi, bát tự. Nguyên tắc tính giờ theo địa chi đều dựa trên những quy luật tự nhiên hết sức hợp lý.
Tính giờ theo 12 địa chi là phương pháp khá quen thuộc, hầu như ai ai cũng từng nghe tới giờ Tý, giờ Sửu, giờ Dần,… nhưng chưa chắc đã nắm được phương pháp và có những hiểu biết mấu chốt về phương diện này. Thực chất, cách tính giờ bằng địa chi có ứng dụng quan trọng trong việc xem tử vi, xem ngày tốt xấu, xem giờ hoàng đạo, nên có kiến thức để vận dụng trong đời sống.
- Từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ Tý, nửa đêm hay còn gọi là trung dạ, tức canh 1.
- Từ 1 giờ tới 3 giờ là giờ Sửu, gà gáy sáng nên còn gọi là hoang kê, tức canh 2.
- Từ 3 giờ tới 5 giờ là giờ Dần, rạng sáng hay còn gọi là sáng sớm, tức canh 3.
- Từ 5 giờ tới 7 giờ là giờ Mão, mặt trời mọc hay còn gọi là tảng sáng, tức canh 4.
- Từ 7 giờ tới 9 giờ là giờ Thìn, còn gọi là sớm thực, thời gian ăn bữa sáng tốt nhất, tức canh 5.
- Từ 9 giờ tới 11 giờ là giờ Tỵ, thời điểm gần trưa nên gọi là ngung trung, tức canh 6.
- Từ 11 giờ đến 13 giờ là giờ Ngọ, giữa trưa, chính giữa ngày, tức canh 7.
- Từ 13 giờ đến 15 giờ là giờ Mùi, mặt trời hướng về Tây, bắt đầu thời gian buổi chiều, tức canh 8.
- Từ 15 giờ đến 17 giờ là giờ Thân, thời gian ăn bữa điểm tâm chiều, tức canh 9.
- Từ 17 giờ đến 19 giờ là giờ Dậu, ngày tàn, mặt trời lặn, chạng vạng, thái dương về núi, tức canh 10.
- Từ 19 giờ đến 21 giờ là giờ Tuất, hoàng hôn, ngày đi đêm đến, thái dương xuống núi, bóng tối vây quanh, tức canh 11.
- Từ 21 giờ đến 23 giờ là giờ Hợi, bóng đêm bao trùm, mọi hoạt động đều ngừng lại, chìm vào giấc ngủ, tĩnh mịch yên ắng, tức canh 12. Sở dĩ có cách tính giờ theo 12 địa chi như trên là căn cứ vào hoạt động tự nhiên của 12 con giáp theo thời gian tương ứng như sau:
- Giờ Tý: giờ loài chuột hoạt động mạnh, đi kiếm ăn.
- Giờ Sửu: giờ loài trâu thức dậy gặm cỏ, chuẩn bị ra đồng làm việc.
- Giờ Dần: sách cổ ghi lại đây là thời gian loài hổ hung mãnh nhất, có sức đả thương lớn nhất.
- Giờ Mão: giờ mà mặt trời còn chưa ló dạng, hào quang của mặt trăng còn chưa hoàn toàn ẩn nấp nên đại diện cho con thỏ – nguyệt cung trong truyền thuyết (trong 12 con giáp của Trung Quốc con thỏ thay cho con mèo, đều gọi là Mão).
- Giờ Thìn: theo truyền thuyết đây là thời điểm đàn rồng đi mưa, vần vũ mây trời.
- Giờ Tỵ: dân gian cho rằng giờ này rắn không cắn người cũng không qua lại trên đường mà rúc trong bụi rậm, cây cỏ. Rắn bò vào nhà là hiện tượng gì? Tốt hay xấu?
- Giờ Ngọ: thời điểm thái dương trên đỉnh, dương khí đạt tới cực điểm, âm khí dần gia tăng, là lúc âm dương hoán đổi, động vật đều nằm nghỉ ngơi chỉ có ngựa là đứng, kể cả khi ngủ cũng không nằm.
- Giờ Mùi: là thời điểm con dê cần đi tiểu để tự chữa một loại bệnh.
- Giờ Thân: thời diểm con khỉ hú, kêu nhiều nhất, to nhất, dài nhất.
- GiờDậu: mặt trời xuống núi, gà quay về chuồng chuẩn bị đi ngủ.
- GiờTuất: tối đêm là lúc chó giữ nhà, gác cửa, tính cảnh giác cao nhất, thính lực tốt nhất.
- Giờ Hợi: lúc này lợn ngủ say nhất, phát ra tiếng ngáy lớn nhất, toàn cơ thể đều nghỉ ngơi triệt để.