Tiết Đông chí thường rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 12 Dương lịch. Vậy tiết Đông thực chất là gì, có ý nghĩa và đặc điểm ra sao, phong tục cổ truyền… Tiết Đông chí rơi vào thời điểm giữa mùa đông và là một trong 24 tiết khí của năm. Vậy tiết Đông chí được tính từ thời gian nào, đặc điểm ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của web xem lịch âm để hiểu hơn về khái niệm, ý nghĩa và phong tục cổ truyền của tiết Đông chí.
1. Tiết Đông chí là gì?
Tiết Đông chí thuộc nhóm tiết khí mùa đông trong 24 tiết khí
Tiết Đông chí (“đông” nghĩa là mùa đông, “chí” nghĩa là điểm cùng cực) là ngày chính giữa mùa đông. Tiết khí này bắt đầu từ ngày 21/12 hoặc 22/12 dương lịch hàng năm. Kết thúc vào ngày 5/1 hoặc 6/1 và chuyển sang tiết Tiểu hàn. Vào ngày Đông chí, mặt trời ở vị trí 270 độ Bán cầu Bắc. Tức là mặt trời nằm tại điểm cao nhất về phía Nam trên bầu trời (thời điểm 12 giờ trưa).
2. Đặc điểm của tiết Đông chí
Tiết Đông chí là kết quả từ sự chuyển động của Trái Đất
Khi đến tiết Đông chí, dân cư tại nửa bán cầu Bắc sẽ cảm nhận được thời gian ban ngày rất ngắn, đêm rất dài. Ngược lại, dân cư thuộc nửa bán cầu Nam lại thấy ngày rất dài, đêm rất ngắn.
Ở miền Bắc nước ta, tiết Đông chí thời tiết chuyển sang trạng thái lạnh giá, rét buốt. Trời nhiều sương mù, u ám và thiếu ánh sáng.
3. Ý nghĩa của tiết Đông chí theo phong thủy
Tiết Đông chí mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với tử vi, phong thủy
Theo quan niệm tử vi phong thủy, tiết Đông chí ứng với quẻ Phục trong Kinh Dịch. Đây là quẻ mang hàm ý về sự phục hồi và phát triển thịnh vượng. Tiết Đông chí thường rơi vào tháng 11 Âm lịch, còn gọi là tháng Tý. Người sinh trong tháng này có trí tuệ thông minh, uyên thâm mẫn tiệp. Nhưng nếu tu dưỡng kém thì dễ sinh ra nhu nhược, ủy mị hoặc gian xảo, lắm mưu nhiều kế.
Những người mệnh Thủy trong tiết Đông chí sự nghiệp thông thuận, gặp nhiều vận may và thành công lớn. Tài vận dồi dào, sức khỏe ổn định, cuộc sống ít khi phải lo lắng hay muộn phiền. Người kị mệnh Thủy cần lưu ý chăm lo cho sức khỏe hơn, tiền tài sự nghiệp có thể bị ảnh hưởng. Đặc biệt đối với những người mới làm ăn kinh doanh, mới khởi nghiệp thì ban đầu sẽ khó khăn. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này không kéo dài lâu.
Ngày Đông chí cũng thích hợp để tiến hành cúng tế và san đường. Tuy nhiên, một số việc không nên làm vào ngày này bao gồm: Ăn hỏi, đính hôn, cưới gả, cầu phúc, cầu tự, giải trừ, chữa bệnh, thẩm mỹ, khai trương, ký kết, giao dịch, mở kho, xuất hàng… Những việc liên quan đến xây dựng như động thổ, sửa bếp hay đào đất, cải táng, an táng cũng nên tránh làm vào thời điểm này.
4. Phong tục cổ truyền tiết Đông chí
Thang viên, chè trôi nước hay bánh trôi tàu là món ăn được dùng nhiều trong ngày Đông chí
Tết Đông chí là một ngày lễ lớn và được đánh dấu trong hoàng lịch. Ban đầu, ngày này được chọn để cử hành lễ tế trời đất. Sau đó, dân gian thịnh hành tập tục tặng quà ngày Đông chí. Đây cũng là dịp để con cháu chúc mừng cha mẹ và trưởng bối.
Trong khoảng thời gian này, đất nước tạm dừng công vụ để nghỉ ngơi, mọi người cùng nhau thưởng thức âm nhạc và diễn tấu. Dần dần, Đông chí trở thành ngày lễ quan trọng, được gìn giữ đến tận bây giờ.
Tộc người Hoa tại Việt Nam cũng có phong tục này. Vào ngày Đông chí, họ cúng tế tổ tiên, ông bà và ăn thang viên, chè trôi nước hay bánh trôi tàu với ý nghĩa đoàn viên, đoàn tụ.
Mặt khác, ở nhiều nước trên thế giới cũng tổ chức nhiều lễ hội truyền thống rất náo nhiệt. Ví dụ như: Lễ hội Festivus, Kwanzaa, Yalda, Saturnalia, Hanukkah, Huma Light… Đặc biệt lễ Giáng sinh theo đạo Thiên Chúa Giáo cũng được tổ chức trùng với khoảng thời gian của tiết Đông chí.
Nguồn: Internet
Để lại một bình luận